1/ DOANH NGHIỆP “CỨU” CHÍNH QUYỀN – ( MỘT ĐÀI LOAN “NHỎ XINH MÀ THÔNG MINH KHÉO LÉO”).
Hai tập đoàn tư nhân rất lớn của Đài Loan (ĐL) là TSMC và Foxconn, vào ngày 12/7 đã họp báo công bố là 2 công ty vừa hợp sức mua chung 10 triệu liều vac-xin trị giá 350 triệu đô la từ nhà sản xuất Đức BioNTech, để tặng lại cho chính quyền Đài Bắc. Báo chí quốc tế vỗ tay khen 2 doanh nghiệp tư nhân này vừa có một cú quả khá ngoạn mục: một mũi tên làm “vui lòng” cả 2 con chim? Sao vậy?
Sao Đài Loan phải cần vac xin do công ty tư nhân tặng dù họ có tiền để mua ?
Sự tình như sau: Đầu năm 2021, chính quyền Trung quốc yêu cầu Đài Loan dùng Sinopharm hoặc Sinovac tiêm cho dân. Đài Loan nói “không đủ tin” hiệu quả, tác dụng của vac xin TQ. Sau đó Đài Loan mua vắc xin của Pfizer của công ty Đức BioNTech. Trung Quốc tất nhiên ngăn cản. Đài Loan khó, rất khó vì tình hình dịch bùng phát mạnh, khi mới có 14% dân số được tiêm một mủi, và dù có tiền mà không mua vac xin được. Ai cũng thấy kỳ này Đài Loan mệt to. Tiền thì có thừa. Dịch bùng mạnh, dân quyết liệt đòi vac xin mà chính quyền không sao mua được. Ngặt vô cùng? Làm sao?
Rồi bỗng 2 công ty lớn của Đài Loan tuyên bố đã đồng ý với nhau, mỗi công ty mua tặng chính quyền 5 triệu liều Pfizer. Cái khó (quá khó) dã ló cái khôn. Khi 2 công ty tư nhân mua tặng cho chính phủ thì: Trung quốc không thể cản trở giao dịch giữa các CT tư nhân (giữa 2 công ty Đài Loan với công ty sản xuất vac xin). Công ty Đức sản xuất vac xin không trực tiếp bán vac-xin cho chính quyền Đài Bắc nên không bị Trung quốc “qui tội” nặng ngàn cân là “vi phạm chủ trương 1 nước Trung Hoa”.
Vậy là Đài Loan, tuy “nhỏ xinh mà thông minh khéo léo” đã vượt qua được cửa ải quá khó. Trong cuộc chiến ngầm mà quyết liệt đến củng này, chiến lược ngoại giao vac xin của Trung Quốc xem ra không đạt được ý đồ mong muốn. Còn Đài Loan, thông minh khéo léo đã xoay sở thành công và được việc.
2/ CÒN ĐÂY LÀ …CHÍNH QUYỀN MUỐN CỨU DOANH NGHIỆP
Hoa Kỳ vừa chính thức cảnh báo doanh nghiệp nước mình trong 2 trường hợp rất nóng.
CẢNH BÁO DN VỀ RỦI RO KHI LÀM ĂN Ở HỒNG KÔNG
Chính quyền Biden hôm 16/7 ban hành một khuyến nghị kinh doanh từ các Bộ Ngoại giao, Kinh tế và An ninh Nội địa cảnh báo các DN nước này về những rủi ro khi kinh doanh ở Hong Kong. Các rủi ro được kể gồm rủi ro về hoạt động, tài chính, pháp lý và uy tín đối với các công ty đa quốc gia.
3 nội dung diễn giải rủi ro: Điều thứ nhất. DN bị quản trị bởi luật của địa phương, bao gồm luật an ninh quốc gia, theo đó, công dân nước ngoài có thể bị bắt giữ (một công dân Hoa Kỳ đã bị bắt giữ). Thứ hai. DN bị giám sát điện tử mà không hề có lệnh; DN bị buộc phải giao nộp dữ liệu của công ty và khách hàng cho chính quyền. Và điều thứ ba: DN có thể phải đối mặt với sự trả đũa của Trung Quốc vì DN đã tuân thủ các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và quốc tế.
Nhớ lại, trước đó 2 hôm, Thượng viện Hoa Kỳ ngày 14/7 đã thông qua dự luật cấm nhập khẩu các sản phẩm từ Tân Cương của Trung Quốc. Được thông qua với sự nhất trí cao, dự luật lưỡng đảng này sẽ giảm bớt gánh nặng phải chứng minh cho các nhà nhập khẩu. Luật lệ hiện hành cấm hàng hóa nếu có bằng chứng hợp lý về việc cưỡng bức lao động. Dự luật cũng phải được thông qua Hạ viện trước khi nó có thể được gửi đến Nhà Trắng để Tổng thống Joe Biden ký thành luật.




Trả lời