Một vòng thi chung kết kẻ khóc người cười và khiến chúng ta rất xúc động. Đó là…cuộc thi trượt ván. Còn chuyện tức giận là lời cáo buộc “chiếm đoạt quốc phục, văn hóa” vì một bộ đồ giống Hanbok trong biểu diễn 56 trang phục dân tộc TQ.

Cú trượt nhảy vô địch của nhà vô địch Nhật Bản Ayumu Hirano (WOW, tin nổi không, anh đã tập 60 lần lộn gót qua đầu và xoay người mỗi ngày trong liên tiếp 6 tháng)
ĐẰNG SAU NHỮNG GIỌT NƯỚC MẮT CỦA NGƯỜI BẠI TRẬN.
Vòng thi chung kết đem về môn ván trượt đã mang lại huy chương vàng cho Ayumu Hirano (Nhật Bản), buộc Scotty James (Úc) phải đoạt giải bạc , Jan Scherrer người Thụy Sĩ, giành HCĐ và người về cuối cùng là nhà vô địch người Mỹ, Shaun White.
Hirano, 23 tuổi, người đã mơ ước giành huy chương vàng Olympic kể từ khi bắt đầu trượt ván năm 4 tuổi, và từng giành huy chương bạc tại Pyeongchang 2018 và Sochi Games 2014, cho biết: “Cuối cùng một trong những giấc mơ thời thơ ấu của tôi đã thành hiện thực”. Anh ấy đã dành sáu tháng để luyện tập kỹ lưỡng và thành công trong một kỹ thuật nguy hiểm bao gồm ba lần lộn gót qua đầu và xoay người trong khi nắm lấy tấm ván (anh nhào lộn 60 lần mỗi ngày, trong 6 tháng).
Nhưng câu chuyện cảm đông tôi muốn kể là về Shaun White, vận động viên từng ba lần đoạt huy chương vàng, người từng nói đây sẽ là Thế vận hội cuối cùng của anh ấy và là lần cuối cùng anh ấy thi đấu chuyên nghiệp. Dĩ nhiên anh mong đạt kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, anh đã trượt chân xuống tường đầu tiên và bị trục trặc một chút vào lần trượt thứ ba nên kết quả không như ý..
Bỏ mũ bảo hiểm để nghe tiếng vỗ tay của đám đông lần cuối, White bay từ từ xuống đích. VỚI NHỮNG GIỌT NƯỚC MẮT CHẢY DÀI XUỐNG KHUÔN MẶT , các đồng đội ôm chầm lấy anh và gọi anh là người hùng của họ. Lau nước mắt, White liên tục nói với các phóng viên rằng anh “biết ơn” như thế nào vì sự nghiệp và di sản của anh trong môn thể thao này.
“Tôi không buồn về ngày hôm nay. Đó là về di sản và sự nghiệp mà tôi đang để lại. Tôi rất vui vì đã truyền cảm hứng cho thế hệ tiếp theo” White nói thêm và nhìn nhận, những kỹ thuật mà Hirano đạt được đã đẩy môn thể thao này lên một tầm cao mới.
Và rồi Shaun White ôm chầm lấy người về nhì từ phía sau, khiến James không ngăn được xúc động vì những điều Shaun White nói, Scott James của Australia nói : “Thật là điên rồ khi trở thành đối thủ (của Shaun White ) trong những năm qua. Tôi rất ngưỡng mộ anh ấy”

Áo jeogori trắng và váy chima hồng, bộ Hanbok trong 56 bộ trang phục các dân tộc Trung Quốc, biểu diễn tại Lễ khai mạc làm cả nước Hàn quốc tức giận
CHUYỆN TỨC GIẬN CẤP QUỐC GIA.
Tại Lễ khai mạc Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh có một màn trình diễn trang phục 56 dân tộc của Trung Quốc. lại có người mặc trang phục truyền thống của Hàn Quốc khiến dư luận Hàn Quốc dậy sóng và lên án rộng rãi.
Một người nghệ sĩ biểu diễn đã mặc áo jeogori trắng và váy chima màu hồng làm thành bộ trang phục đúng kiểu hanbok của Hàn Quốc. Cô ta cầm lá cờ lớn của TQ, và người Hàn xôn xao, giận dữ.
Tờ báo Seoul Shinmun gọi sự xuất hiện của bộ trang phục này trong 56 dân tộc TQ là “sự chiếm đoạt văn hóa rõ ràng.”
Còn tờ báo Hankyoreh, thì còn chính trị hơn, cho rằng đó là nỗ lực của Trung Quốc nhằm khẳng định các tuyên bố lịch sử ở bán đảo Triều Tiên, trong bài xã luận của báo: “Chúng ta cần tiếp tục phát triển quan hệ láng giềng với Trung Quốc, nhưng chúng ta cũng cần sẵn sàng đứng lên chống lại những âm mưu xuyên tạc lịch sử”, bài xã luận nói.
Nhiều người dân bình luận trên báo, nhắc lại “Một một dự án của Trung Quốc được khởi động vào những năm 2000 cho rằng các vương quốc Goguryeo và Balhae cai trị bán đảo Triều Tiên thời cổ đại không phải là các quốc gia độc lập, mà là các tỉnh của Trung Quốc. Và sự tức giận dẫn tới vụ mà người Hàn cáo buộc là “ăn cắp văn hóa kim chi” khi có một KOL Trung Quốc đăng một video trên youtube, mục “món ăn Trung Quốc” được làm từ bắp cải Nappa muối chua mà khán giả Hàn Quốc nhận ra món ăn này là kim chi (người Trung Quốc sau đó giải thích họ có món tương tự, gọi là pao cai)
Dĩ nhiên, Đại sứ quán Trung Quốc tại Seoul ra tuyên bố viết bằng tiếng Hàn và được Nikkei Asia thông tin rõ thêm: “Nhóm dân tộc Triều Tiên của Trung Quốc có cùng huyết thống với hai miền Nam và Bắc trên Bán đảo Triều Tiên, và họ thừa hưởng nền văn hóa truyền thống giống nhau bao gồm cả trang phục”. Và “Vì văn hóa truyền thống này là của Bán đảo Triều Tiên cũng như của nhóm dân tộc Triều Tiên ở Trung Quốc, nên gọi đây là ‘sự chiếm đoạt văn hóa’ là không hợp lý”, đại sứ quán nói.
Dù vậy, các nhà phê bình Hàn Quốc vẫn chưa nguôi tức giận, họ bình luận đó là “hành động ngoại giao thấp kém”.
Park Byeong-seug, người phát ngôn của Quốc hội Hàn Quốc, đã chuyển những “quan ngại” về vấn đề này trong cuộc họp hôm thứ Bảy cuối tuần trước tới Li Zhanshu, Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc.
Cuộc tranh cãi lại có ý nghĩa chính trị vì cuộc bầu cử tổng thống vào tháng tới ở Hàn Quốc. Tình cảm chống Trung Quốc đặc biệt mạnh mẽ ở những người trong độ tuổi từ 20 đến 39, là nhóm cử tri độc lập.
Chuyện áo quần, thời trang đi vào tranh cử Tổng thống thì không phải chỉ là thời trang nữa rồi !
Trả lời