Thư giãn cuối tuần, tới phiên Paris và Dior…
Người dùng mạng xã hội Trung Quốc và cả một đám người biểu tình bên ngoài một cửa hàng Dior ở Paris vào thứ bảy tuần vừa rồi- tuyên bố rằng chiếc váy trị giá 3.800 USD là được LẤY CẢM HỨNG từ trang phục truyền thống hàng thế kỷ qua của họ.
Váy len và váy mohair xếp ly đã được họ so sánh với một kiểu trang phục lịch sử Trung Quốc được gọi là “mamianqun” hay “váy mặt ngựa”, trong khi được nhà mốt nổi tiếng của Pháp mô tả là “hình bóng đặc trưng của Dior.”
Theo CNN, cuộc tranh cãi bắt đầu vào đầu tháng 7/2022 qua việc cư dân mạng Trung Quốc và các phương tiện truyền thông nhà nước TQ cáo buộc Dior không chịu thừa nhận nguồn cảm hứng được cho xuất phát từ thiết kế của họ. Một bài xã luận gần đây trên China Daily (Nhân dân nhật báo), cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản TQ nói rằng Dior đã “trơ trẽn” xuyên tạc chiếc váy là một sáng tạo ban đầu, nên dẫn tới sự phẫn nộ trên mạng xã hội là “hoàn toàn có thể hiểu được.”
Sự phẫn nộ sau đó tràn ra đường phố Paris vào thứ Bảy tuần trước khi một nhóm nhỏ người biểu tình tụ tập bên ngoài cửa hàng Dior trên đại lộ Avenue des Champs-Élysées. Những người biểu tình cầm những tấm biển, viết bằng tiếng Pháp và tiếng Anh: “Dior, ngừng chiếm đoạt văn hóa” và “Đây là trang phục truyền thống của Trung Quốc.”
Theo Thời báo Hoàn Cầu (Global Times), phụ trang của China Daily, cuộc biểu tình được tổ chức bởi các sinh viên Trung Quốc có trụ sở tại Paris, có sự tham gia của những người biểu tình từ các thành phố khác của Pháp, và cả từ Tây Ban Nha và Ý. Một số người tham gia dường như mặc một dạng quần áo lịch sử của Trung Quốc được gọi là “Hanfu”. Báo này còn “dọa” là các cuộc biểu tình trong tương lai hiện đang được lên kế hoạch bởi các sinh viên Trung Quốc ở London và New York.
Váy mặt ngựa có từ thời nhà Tống, bắt đầu cách đây hơn 1.000 năm, mặc dù chúng đã được phổ biến sau đó cho phụ nữ trong các triều đại nhà Minh và nhà Thanh. Thiết kế có các nếp gấp hai bên và các lỗ hở ở cả phía trước và phía sau, làm cho quần áo rất phù hợp để cưỡi ngựa.
Váy của Dior là một phần của bộ sưu tập Thu 2022, được hãng mô tả như một “sự khám phá hấp dẫn về quá khứ, hiện tại và tương lai.” Mặt hàng hiện đã hết, không còn để mua trên trang web của nhà thời trang.
Đây không phải là lần đầu tiên trong những năm gần đây, Dior bị người TQ phẫn nộ. Vào năm 2019, khi thuyết trình tại một trường đại học Trung Quốc, Dior dùng bản đồ không bao gồm Đài Loan đã bị phản đối. Sau đó, Dior đăng lời xin lỗi trên tài khoản Weibo của chính Dior và giải thích là do một nhân viên thiếu cản trọng trong khi Dior ủng hộ “chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ” của Trung Quốc.
Rồi sau đó nữa, năm ngoái, người dùng mạng TQ đã chỉ trích 1 bức ảnh của nhiếp ảnh gia thời trang nổi tiếng Chen Man, cáo buộc rằng việc lựa chọn người mẫu có “đôi mắt nhỏ” đã duy trì định kiến tiêu cực của phương Tây về người Trung Quốc. Một bài báo trên tờ nhật báo Bắc Kinh lúc đó đặt câu hỏi: qua biểu cảm “nham hiểm” trong đôi mắt và “khuôn mặt u ám” của cô người mẫu, “Liệu đây có phải là người phụ nữ châu Á trong mắt Dior?”. Dior đã phải rút bức ảnh khỏi một cuộc triển lãm ở Thượng Hải và đăng một thông điệp lên mạng xã hội bày tỏ sự tôn trọng đối với “tình cảm của người dân Trung Quốc.”
PS. Các nhà thiết kế Việt Nam phải học lại toàn bộ lịch sử trang phục của TQ, rủi mà tình cờ rơi trúng một mẫu xưa xửa xừa xưa của họ thì mệt nha. Chỉ mong VN mình chẳng có thương hiệu nào cỡ Dior, thì sẽ không bị truy “chứng cớ” là lấy cảm hứng nhé.




Trả lời