“CÔNG LÝ CHO MÔI TRƯỜNG” ĐÃ ĐẾN HỒI QUYẾT ĐỊNH

Ai Cập, từ ngày 6/11, đã diễn ra một hội nghị có tầm thế kỷ quyết định vận mạng hành tinh này: Hội nghị thường niên về chống biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc.

Điểm nổi bật nhất của Hội nghị COP27 năm nay là: lần đầu tiên, đưa vấn đề BỒI THƯỜNG KHÍ HẬU vào chương trình nghị sự.

Hơn 120 nhà lãnh đạo thế giới và khoảng 30.000 người sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh kéo dài hai tuần, còn gọi là COP27.

Ngay trong năm 2021, thế giới đã “nhãn tiền” thấy và lãnh đủ các tàn phá do thời tiết cực đoan vì biến đổi khí hậu. Mọi người chưa quên phát biểu mạnh mẽ của Thủ tướng Mia Mottley của Barbados: “Bản án tử hình hai độ C” đã được tuyên do nạn tăng nhiệt độ toàn cầu!

Tính cấp bách của vấn đề biến đổi khí hậu đã rõ ràng trong suốt 12 tháng qua với lũ lụt tàn khốc tại Pakitan, cũng như tại Nigeria, nạn hạn hán cực đoan tại Ấn Độ và châu Âu trong mùa hè.

Tại COP26 năm ngoái thì số lượng các cam kết đã đạt được sự đồng thuận gồm:

• “Đặt ra giai đoạn” giảm việc tiêu thụ than đá – một trong những nguồn nhiên liệu hóa thạch ô nhiễm nhất

• Chấm dứt nạn phá rừng trước năm 2030

• Cắt giảm 30% lượng khí thải methane trước năm 2030

Năm nay, Hội nghị sẽ tập trung thảo luận: Vấn đề cấp bách là thu xếp kinh phí cần thiết để giải quyết những vấn đề hiện còn bị bỏ trống, ứng phó với mất mát và thiệt hại. Phải nói thẳng: liệu các nước giàu có cần phải bồi thường hay không cho các nước nghèo dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu khi họ phải chịu những thiệt hại, mất mát.

Có dự báo là phần lớn căng thẳng tại COP27 sẽ liên quan đến các mất mát và thiệt hại – bàn về việc các quốc gia giàu có cung cấp ngân quỹ cho các nước nghèo, vì họ chỉ chịu trách nhiệm một phần nhỏ về sự phát thải làm địa cầu ấm lên.

Tại COP26 năm ngoái ở Glasgow, các quốc gia có thu nhập cao đã NGĂN CHẶN đề xuất lập một cơ quan tài trợ cho công tác khắc phục các mất mát và thiệt hại, thay vào đó, họ ủng hộ một cuộc đối thoại mới kéo dài 3 năm để thảo luận về việc tài trợ.

Các cuộc thảo luận về mất mát và thiệt hại hiện nay trong chương trình nghị sự tại COP27 sẽ không liên quan đến trách nhiệm pháp lý hoặc bồi thường ràng buộc, nhưng việc này nhằm dẫn đến một quyết định dứt khoát “không muộn hơn năm 2024”.

Vậy TIỀN là yếu tố quan trọng nhất trong những vấn đề này. Các quốc gia đang phát triển – nơi đầu tiên đang gánh chịu biến đổi khí hậu – đang đòi hỏi những cam kết tài trợ trước đây phải được tuân thủ.

Nhưng họ cũng muốn thảo luận về tài chính “mất mát và tổn thất” – số tiền giúp họ đối phó với những mất mát vốn đang phải đối mặt liên quan đến biến đổi khí hậu, hơn là chỉ chuẩn bị cho những tác động tương lai.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Blog tại WordPress.com.

Up ↑

%d người thích bài này: