
Đài truyền hình quốc gia RTS của Thụy Sỹ ngày 14/12 cho biết, ‘gã khổng lồ’ thực phẩm Nestlé của nước này mới công bố khoản đầu tư 40 triệu franc Thụy Sỹ (khoảng 43,1 triệu USD) vào một nhà máy mới ở Ukraine. Nhà máy thực phẩm (mì gói) ở Smolyhiv thuộc vùng Volyn, miền Tây Ukraine.
NESTLE ĐẦU TƯ 43 TRIỆU USD XÂY NHÀ MÁY MỚI…
Nestlé đã có mặt tại Ukraine từ năm 1994 để phân phối một số thương hiệu quốc tế lớn của mình tại đây, như Nescafé, Nesquik, KitKat hay các sản phẩm dành cho thú cưng Friskies. Nestlé hiện có khoảng 5.800 nhân viên tại Ukraine. Việc đưa vào vận hành cơ sở sản xuất mới sẽ giúp tạo ra thêm 1.500 việc làm tại Ukraine.
Một nhà quản lý cấp cao của Nestlé đã mô tả đây là một động thái quan trọng trong một tình huống đầy thách thức đối với Ukraine.
Theo cơ quan chức năng về đầu tư nước ngoài của Ukraine, Nestlé là một trong những công ty đa quốc gia hiếm hoi đầu tư vào Ukraine trong thời điểm cuộc chiến chống xâm lược đang diễn ra khốc liệt.
Và Nestlé không hề đơn độc: trong hai năm tới, 25 công ty nước ngoài sẽ đầu tư tổng cộng 5 tỷ USD vào Ukraine chỉ riêng vào lĩnh vực sản xuất.

Hai em bé, 6 tuổi và 12 tuổi, tạm biệt mẹ để cùng nhau đi di tản đến Odessa (ảnh Reuters)
NGA ĐÃ ĐẨY 7 TRIỆU TRẺ EM UKRAINE VÀO CỰC CÙNG THẢM CẢNH, MÙA ĐÔNG
7 triệu trẻ em Ukraine đang bị tên lửa, đạn pháo của Nga dìm vào mùa đông giá lạnh đầy rủi ro (thiếu nước sạch, điện và sưởi ấm). Những ngày này, mùa đông Ukraine nhiệt độ rét cóng có thể xuống dưới -20 độ C. Thiếu điện, các cơ sở y tế cũng gặp khó khăn trong dịch vụ cấp cứu trong khi nguy cơ viêm phổi, cúm mùa, bệnh lây lan qua đường nước và COVID-19 đối với trẻ ngày càng gia tăng. Theo UNICEF, khoảng 1,5 triệu trẻ em Ukraine vấp phải nguy cơ trầm cảm, lo âu và rối loạn căng thẳng sau sang chấn cùng nhiều vấn đề sức khỏe tâm thần khác.
Ngày 12/12, Thủ tướng nước này Denys Shmyhal cho biết 50% cơ sở hạ tầng quan trọng của nước này đã bị Nga tàn phá. Bộ trưởng Năng lượng Ukraine Herman Halushchenko xác nhận lực lượng Nga đã phá hủy toàn bộ nhà máy nhiệt điện của Ukraine sau các cuộc tập kích quy mô lớn nhằm vào hạ tầng năng lượng nước gần đây.

CÒN PUTIN THÌ ĐẠT ĐẾN…”ĐỈNH CAO CỦA SỰ CHÂM BIẾM”.
Trước đây một tuần, Putin nói: “Những gì đang xảy ra tất nhiên là một bi kịch, nhưng nó không phải là kết quả của chính sách của chúng ta. Ngược lại, đó là kết quả của chính sách của các nước khác, những người luôn cố gắng đạt được sự tan rã của thế giới Nga. Họ đã đẩy chúng ta đến ranh giới như hiện nay”.
Còn mới đây, ngày 19/12, Putin nói tại cuộc họp báo sau cuộc gặp Tổng thống Belarus: Tình hình “cực kỳ cam go” tại các vùng Nga vừa tuyên bố sáp nhập. Và đây là những lời ông ta nói tiếp: “Nga không muốn chiếm cứ bất kỳ nước nào…Việc này đơn giản là không có ích lợi gì… Đây không phải là một vụ thâu tóm, mà là vấn đề cân chỉnh chính sách.”
Khi được hỏi về bình luận này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Ned Price nói lời lẽ đó là “đỉnh cao của sự châm biếm”, vì nó “đến từ một nhà lãnh đạo đang tìm cách ngay lúc này, ngay bây giờ, để tiếp thu một cách bạo lực nước láng giềng hòa bình của mình”.
Trả lời