Hôm qua ngồi cà phê với đám bạn “ấu thơ” (khi các bạn còn là sinh viên ĐH kinh tế, Bách Khoa, KHXH và NV…hơn 20 năm trước). Có đứa làm báo, có đứa định cư ở Canada 10 năm rồi, có đứa đã là doanh nhân thành đạt… Và chúng tôi có những trận cười thả ga để đi đến một kết luận “bạt mạng” rằng, sống ở Việt Nam là vui nhất. Ngày nào cũng có thể gặp nhau cà phê với đủ thứ chuyện ái ố đầy kịch tính, từ 7 nút 9 nút, lớp 10B, bắt đom đóm, gà mái gà trống, đến chuyện nhà bà Nữ, bà Thu với bà Nhàn…
Chuyện trôi đến mấy vụ án kinh tế mà một số nghi can, ngại can là người quen. Một kết luận thú vị. Việt Nam mình rất hay, bắt người (chưa xử, chưa định tội) thì hình như chẳng trọng chứng, cũng chẳng trọng cung, chủ yếu trọng…động cơ. Muốn bắt người thì suy xét (suy nhiều hơn xét?) cho ra cái cớ rồi bắt, mọi chuyện khác tính sau.
Mấy thằng bạn cũ của mình kha khả cười, ở bên Tây bên Mỹ, buổi tối đàn ông là người của gia đình, buồn thiu, đâu có zui, đâu có dễ gì gặp nhau tối nào cũng cà phê với nhậu nhẹt?
Hai chữ “động cơ” dẫn tôi đến một chuyện đang thời sự. Chuyện anh hề Xưng Bắt (thích gọi vậy, dù anh ta cũng có nghệ danh là Xuân Bắc). Anh ta mắng mỏ khán giả là ăn cháo đá bát khiến cộng đồng mạng sôi sục. Phê phán anh ta “phản chủ”, coi thường “thượng đế” và lại còn bực bội là sao nói đến thế “mà nó không xin lỗi và không rút stt xuống?”.
Tôi lại nghĩ, anh ta không rút stt đâu nếu suy xét động cơ anh ta?. Lả vì…Riêng trong trường hợp này thì đối tượng mà anh ta quan tâm khi viết (và muốn được đọc) đâu phải là khán giả. Nghĩ cho kỹ, anh ta muốn nói với những người quyết định vận mạng (tức cái ghế) của anh ta. Viết để “đăng ký lập trường” đấy mà. Bọn thảo dân không hài lòng , chẳng qua là chúng non kém chính trị thôi, chứ nội dung tôi viết thế là vững vàng chính trị, viết thế mà không biết khen với ngợi, ngưỡng với mộ thì rõ ràng là chúng chưa “quán triệt” chi cả.
Khán giả bị mắng chửi mà dẫy đùng đùng thực ra anh ta chỉ coi là “tác dụng phụ” thôi. Khán giả càng phản ứng thì anh hề càng hài lòng, và anh càng tỏ ra kiên định, chẳng hề nao núng, dao động lập trường.
Còn nhớ hồi lâu, một chuyên gia ĐH Harvard có tham gia viết cuốn “Theo hướng rồng bay” thắc mắc hỏi tôi, ông thấy rất lạ về trường hợp một viên chức cao cấp tốt nghiệp Tiến Sĩ ở nước ngoài, chuyên ngành KT kỹ thuật chứ không phải kinh tế chinh trị học, thế mà khi làm một luận văn về “Chính sách phát triển kinh tế cho VN” thì ông TS cho rằng phải “cảnh giác” với KT tư nhân và phải kiểm soát và hạn chế kinh tế tư nhân nghiêm ngặt. Ông chuyên gia hỏi tôi, vì sao ăn học cao tới vậy, tiếp xúc tinh hoa các nước thường xuyên vậy mà ông TS lại có quan điểm như vậy?
Tôi hiểu nhưng tự biết mình không thể nói sâu, nên chỉ trả lời khái quát, có lẽ ông ấy viết cho người khác đọc chứ không phải cho các vị giáo sư trường ông đâu. Không biết ông chuyên gia hiểu tôi muốn nói gì không. Tôi không thể nói sâu hơn về “động cơ” của ông “lãnh đạo” ấy.
Rồi tôi nghĩ đến lời bình nhẹ nhàng nhân vụ anh hề Xưng Bắt, của một nhà thơ. Nhà thơ thường phi chính trị. Anh ấy nói, cả năm coi đủ thứ tuồng tích sinh động, quá nhiều diễn viên, nhiều vai lắm cảnh, không đủ vui sao mà chỉ một câu mắng kém vui của một anh hề (anh Xưng Bắt ấy) lại ồn ào lên thế?
Cuộc vui thoải mái nhất tôi trải nghiệm chiều qua, mùng 5, tôi vừa được xem các “anh chị hề” qua vở “Thuốc đắng giã tật” do các diễn viên hài (thực ra, tôi không gọi họ là hề, vì tôi quí trọng tài năng có thật và lao động điêu luyện, công phu của họ, dù chỉ để chọc cười cho vui mấy ngày Tết) Đình Toàn, Đại Nghĩa, Lê Khánh, Mỹ Duyên… của sân -khấu -Idecaf -Thành -Lộc (là tôi cũng thích gọi thế), tôi thấy họ thật đáng quí, đáng yêu. Vì họ làm nghề, sống với nghề hết lòng, làm công việc xã hội hết lòng, không có tuyên ngôn với dộng cơ hướng đến CÁI GHẾ nào cả. Họ hiểu không có cái ghế nào cao cả, vững bền cho bằng CHỖ ĐỨNG trong lòng khán giả.
Tìm lại ảnh tư liệu, tôi post đấy mấy bức ảnh có chút liên quan, tôi “săn” khi Đình Toàn cột bong bóng, Quang Thảo quét dọn sảnh và chị Kim Xuân củng các nghệ sĩ hùn tiền mua bít tất tặng 120 trại sinh (là trẻ mồ côi vì Covid của các tỉnh Mekong) nhân trại hè “Đại sứ hàng Việt tí hon tháng 7.2022) do BSA tổ chức.




Trả lời