THẦY GIÁO ĐẠI HỌC TÌM CÁCH “TRỊ” CON ChatGPT.

Chuyện này không biết là chuyện vui hay buồn. Vui gì nổi khi các thầy giáo bây giờ thì thầm với nhau là ChatGPT nguy hiểm còn hơn dịch bệnh. Buồn thì cũng chưa biết nên buồn kiểu gì, hoang mang thì đúng hơn? Làm sao kiểm tra bài, làm sao biết học trò mình nó có học hành gì không? Thầy giáo thất nghiệp và ngân sách giáo dục sẽ bị cắt giảm (khi cũng đang có mối lo về đầu tư cho giáo dục?).

Càng lo hơn khi con ChatGPT thì cứ lặng lẽ học và lừng lững tiến, tiến bộ không ngừng còn học trò thì không thèm học nữa, không nghĩ ngợi, khám phá, thi thố gì nữa, chỉ cần gian lận để có điểm tốt, đỗ cao với những tấm bằng giả rực rỡ ?

Trong bài Xã Luận trên Wasghinton Post mới đây có tựa đề “Tại sao tôi không lo lắng về việc sinh viên của mình sử dụng ChatGPT?” – ông Lawrence Shapiro, giáo sư triết học tại Đại học Wisconsin-Madison giải thích và còn đưa ra một số giải pháp để “ĐỐI PHÓ VÀ SỐNG CÒN” với ChatGPT.

Sinh viên học trực tuyến ngay tại trường

Sinh viên làm thi nghiệm hoa học online (ảnh báo TT)

Ông nói. Tôi đã chấm những bài luận của ChatGPT, nó thật xứng đáng điểm A: xuất sắc về ngữ pháp, nội dung thì sâu sắc cả trong loại bài về lãnh vực triết học đòi hỏi kiến thức về triết, về năng lực tư duy, về kinh nghiệm đa hiện thực …

Tôi nghĩ rồi. Tốt nhất hãy yêu cầu sinh viên làm bài kiểm tra tại lớp, thầy trò ngồi đối diện với nhau. Học trò không có nền tảng về triết lý, về tư duy, về kiến thức thì khó mà lừa được thầy.

Nhưng nhiều đồng nghiệp của tôi cho rằng, vẫn phải cho chúng nghiên cứu và làm bài ở nhà chứ. Vâng, làm bài tại lớp, ngay trước mặt thầy thì chỉ khi thi thôi, còn làm bài, nghiên cứu hàng ngày, làm sao kiểm tra được sinh viên mình học hay con ChatGPT nó trả bài giùm?

Con Chat bot tên là ChatGPT nó học hoài không ngưng nghỉ mà lại rất thông minh nên nó giỏi và thay đổi nhanh.

Vậy hãy “NGỦ VỚI KẺ THÙ”. Hãy chung sống với nó và học hỏi từ nó, sao không?

Theo tôi, nên đem những bài luận hay của ChatGPT ra mà mổ xẻ, phân tích tại lớp. Trước nhất tìm hiểu nó đã làm đầy kiến thức thế nào, tâm trí nó được cấu tạo ra sao…Và bình tĩnh phân tích cả cách nó tự học, tự tinh chỉnh, cải thiện, nâng cao sản phẩm của chính nó. Thú vị đấy. Nếu sinh viên muốn học thật, chứ không chỉ chăm chăm lừa dối thầy, không học mà vẫn có điểm tốt nhất thì nên học cách nó tự nâng cao và tiến bộ. Chính cách nó tự học và tự nâng cao là một bài học cho những sinh viên thông minh, muốn học thật sự.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Blog tại WordPress.com.

Up ↑

%d người thích bài này: