ĐẠI CHIẾN TRÍ TUỆ NHÂN TẠO GIỮA MICROSOFT VÀ GOOGLE. VÀ CÒN CÓ BAIDU NỮA NHÉ.

Trong tuần vừa qua, một cuộc đọ sức truyền thông đã xảy ra giữa Google và Microsoft. Chưa đầy 24 giờ, hai gã khổng lồ này đã họp báo về sức mạnh AI của họ.

Ứng dụng robot hỏi đáp trực tuyến ChatGPT với công nghệ Trí tuệ nhân tạo đa ngôn ngữ, có khả năng tạo ra một văn bản giống như là do con người viết ra, đã châm ngòi cho cuộc đại chiến.

Giám đốc điều hành của Microsoft Satya Nadella khẳng định: “Chúng tôi sẽ là những người dẫn đầu trong kỷ nguyên AI mới này”. Ông chủ của Google, Sundar Pichai đáp lại “Chúng tôi là những người đi đầu trong việc phát triển Trí tuệ nhân tạo”.

Microsoft công bố ảnh Satya Nadella đứng cạnh cùng với đứa con cưng mới của Thung lũng Silicon : Sam Altman – lãnh đạo của OpenAI (xem ảnh). Microsoft đã đầu tư gần 10 tỷ đô la trong vòng 3 năm vào công ty phát minh ra ứng dụng ChatGPT thì Google khẳng định: “Chúng tôi đang định hình lại cách mà mọi người tìm kiếm thông tin, khám phá và tương tác với thông tin, bằng cách khiến cho việc tìm kiếm của mọi người trở nên tự nhiên hơn và trực quan hơn bao giờ hết.”

NGUY CƠ MÁY TÌM KIẾM GOOGLE BỊ SOÁN NGÔI?

Google đã thống trị công cụ tìm kiếm trên internet trong hai thập kỷ qua. Bây giờ, Microsoft hợp tác với OpenAI, cải thiện máy tìm kiếm Bing nhờ Trí tuệ nhân tạo Microsoft đã thông báo vào tuần trước về một thay đổi của nền tảng họp trực tuyến Teams. Vào cuối mỗi cuộc họp trực tuyến, Teams sẽ tự động cắt video và tạo ra một bản tóm tắt về những quyết định được đưa ra, đồng thời đề xuất mỗi người tham gia vào cuộc họp xem lại những điểm quan trọng của cuộc họp.

Google cũng đã chuẩn bị sẵn nhiều thông báo về các tính năng mới, ít nhất là khoảng 20 thông báo, theo như thông tin từ New York Times. Ví dụ như việc tạo những sản phẩm hình ảnh hoặc trang trí làm đẹp cho các video trên Youtube, hay là thử quần áo trực tuyến, hỗ trợ lập trình các ứng dụng Android, tự động tạo một video từ nhiều video khác. Vốn đã đầu tư vào AI từ 2016, ông Pichai đâu dễ chịu thua.

Nếu OpenAI của Microsoft đã phát minh ra ứng dụng Dall-E, một Trí tuệ nhân tạo có khả năng tạo ra các hình ảnh từ một văn bản thì Google đã sở hữu Imagen (có tính năng tương tự).

Nếu như OpenAi đã tạo ra bản mẫu của ngôn ngữ tự nhiên GPT thì Google cũng đã nghiên cứu từ nhiều năm nay trên ứng dụng LaMDA. Hai ứng dụng này trên thực tế lại dựa trên một sự phát hiện được công bố bởi các nhà nghiên cứu của Google. Hôm thứ Hai vừa qua, ông Pichai nhắc lại rằng “dự án nghiên cứu Transformer của chúng tôi, bài đăng tham chiếu được đăng vào năm 2017 là những nền tảng của nhiều ứng dụng Trí tuệ nhân tạo sử dụng mà mọi người bắt đầu thấy ngày nay”.

Google muốn lập lại vị trí trung tâm của mình trong giới công nghệ và chỉ ra rằng tập đoàn vẫn an toàn, không bị tụt lại phía sau và sẽ đưa ra nhứng dụng cụ thể của các Trí tuệ nhân tạo của google càng sớm càng tốt

Cuộc đua Trí tuệ nhân tạo không chỉ liên quan đến Google và Microsoft. Meta cũng chẳng chịu kém cạnh.

BAIDU CỦA TRUNG QUỐC ĐÂU DỄ CHỊU TỤT HẬU?

Và không chỉ cạnh tranh trong kinh doanh, Trung Quốc còn có nhiều lý do khác, chính trị, thể diện quốc gia…để “khẳng định” tư thế.

Tuần qua, gã khổng lồ của Trung Quốc, với cỗ máy tìm kiếm Baidu đã thông báo hoàn thiện giai đoạn thử nghiệm Ernie Bot, một ứng dụng tương tự như ChatGPT. Ernie Bot dựa trên mô hình máy học Ernie mà Baidu đã làm việc từ 2019.

Giữa năm ngoái, tờ Techcrunch đã đưa tin về tập tài liệu chính thức của nhà nước Trung Quốc nêu định hướng là sự phát triển công nghệ của Trung Quốc phải đảm bảo “chủ quyền kỹ thuật số” tức là kiểm soát “vận mệnh kỹ thuật số” của chính mình.

Trước việc ChatGPT của OpenAI xuất hiện đồng nghĩa với nguy cơ nó sẽ ảnh hưởng đến hệ thống thông tin hoàn toàn tách biệt của TQ với thế giới từ giáo dục, tin tức đến dịch vụ…, Trung Quốc đã nhanh chóng tiến hành việc phát triển các chatbot cây nhà lá vườn, vừa để bảo đảm quyền kiểm soát cách thức và nội dung của dữ liệu truyền qua các công cụ đó và còn để tạo ra những sản phẩm AI đặc thù văn hóa và chính trị của TQ

Theo The Wall Street Journal, Ernie bot sẽ được tích hợp vào công cụ tìm kiếm của hãng. Và dĩ nhiên tuân theo những quy định về thông tin của nhà nước. Các nhà báo quốc tế, qua thử nghiệm, cho biết, ứng dụng chuyển văn bản thành hình ảnh của công ty ERNIE-VilG đã từ chối những câu từ bị coi là “nhạy cảm” về chính trị. Công cụ này sẽ được áp dụng trong nhiều sản phẩm của tập đoàn trong thời gian sắp tới. Thông báo này đã khiến cổ phiếu của Baidu tăng 15% và mang lại lợi nhuận cho các công ty công nghệ Trung Quốc khác cũng đang nghiên cứu về AI.

CUỘC CHIẾN AI TRÊN THẾ GIỚI NGÀY CÀNG GÂY CẤN

Tại phương Tây, Trí tuệ nhân tạo là cụm từ xuất hiện ở mọi nơi. Theo thống kê của Bloomberg, cụm từ này đã được nhắc đến 200 lần tại các cuộc hội nghị phân tích gần đây nhất của 15 doanh nghiệp công nghệ lớn nhất tại Hoa Kỳ. Tức là gấp 3 lần kể từ đầu năm 2022. Giống như là khi cơn sốt về cụm từ metavers – đa vũ trụ hay Web3, dự trù sẽ có vô số thông báo được đưa ra trong năm 2023 này. Các quỹ đầu tư đã được kích hoạt. Từ tháng Giêng, gần 700 triệu đô la đã được đầu tư vào các công ty hoạt động trong lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo, trong đó có OpenAI, so với 900 triệu đô la cho cả năm 2022.

Các tập đoàn lớn trang bị vũ khí cho mình bằng việc mua cổ phần trong các công ty khởi nghiệp hứa hẹn. Năm gã khổng lồ công nghệ GAFAM – Google, Apple, Facebook (Meta), Amazon và Microsoft cũng sẽ xem xét kỹ các công ty khởi nghiệp, phát minh ra các ứng dụng mới cụ thể cho các Trí tuệ nhân tạo mới. Google cũng như Open AI sẽ cho phép bên thứ ba, sử dụng công nghệ của họ với điều kiện phải trả phí. Các công nghệ mới có thể sẽ sớm xuất hiện.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Blog tại WordPress.com.

Up ↑

%d người thích bài này: