THỜI TRANG BỀN VỮNG VÀ CUỘC CHIẾN CHỐNG LẠI “THỜI TRANG NHANH”

Bạn nhớ theo dõi cuộc trò chuyện “Phá vỡ bí ẩn của Kinh tế tuần hoàn” vào 9g sáng nay 12/11 (xem link ở bình luận). Còn đây là thông tin tiếp theo về…

THỜI TRANG BỀN VỮNG VÀ CUỘC CHIẾN CHỐNG LẠI “THỜI TRANG NHANH”

Mới đây, các nhà hành pháp EU đã tiếp tục đưa ra các qui định chống lại cái mà họ gọi là “Thời trang nhanh”. Ủy ban Châu Âu công bố một đề xuất nhằm thúc đẩy tính bền vững của các sản phẩm tiêu dùng trong đó có quần áo, smartphone và đồ nội thất.

Kế hoạch phản ánh nỗ lực của các nhà điều hành EU nhằm thúc đẩy cái gọi là “nền kinh tế tuần hoàn” và thúc đẩy hàng hóa tiêu dùng bền vững hơn, lâu dài hơn và dễ sửa chữa và tái chế hơn.

Về ngành dệt may, Frans Timmermans, Ủy viên EU về môi trường công bố đề xuất trong một cuộc họp báo. Cơ quan hành pháp của EU vốn coi dệt may là một ngành đáng được giám sát. Đề xuất sẽ giới thiệu việc dán nhãn trên quần áo, cho người tiêu dùng biết chúng có thể tái chế dễ dàng và thân thiện với môi trường như thế nào.

“Việc tiêu thụ hàng dệt may, hầu hết được nhập khẩu, nếu so với tác hại các lĩnh vực khác thì hiện đang chiếm hạng 4 về tác động tiêu cực đến môi trường và biến đổi khí hậu và hàng 3 đối với việc sử dụng nước và đất từ quan điểm KT tuần hoàn”

Trong các loại hàng dệt may thì quần áo chiếm 81% hàng được tiêu thụ. Ủy ban EU từ lâu vẫn nhận định: Xu hướng sử dụng hàng may mặc trong thời gian ngắn hơn trước khi vứt bỏ chúng đang góp phần vào “mô hình sản xuất thừa và tiêu thụ quá mức và không bền vững.”

Timmermans nói thêm: “Đã đến lúc chấm dứt mô hình kiểu : ‘lấy, làm, phá bỏ và vứt bỏ’ có hại cho hành tinh, sức khỏe và nền kinh tế của chúng ta.

Nhiều qui định đang trên đà thảo luận và thông qua theo hướng này.

THỜI TRANG BỀN VỮNG – KHẮC TINH CỦA THỜI TRANG NHANH.

Thời trang bền vững chính là bắt đầu của Thời trang tốt cho sức khỏe. Sức khỏe con người và sức khỏe của hành tinh này (môi trường) nữa. Thời trang này may bằng các loại nguyên liệu bền vững ( tạo ra bằng cách sử dụng các loại phụ phẩm, thậm chí phế phẩm theo mô hình kinh tế tuần hoàn) và các chất liệu này phải được tái chế với công nghệ cao và mỗi sản phẩm ra đời luôn có “lý lịch” đi kèm là bảng báo cáo các chỉ số khoa học liên quan chất liệu và tính năng cùng với chứng chỉ môi trường.

Faslink và nhà doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Phú Xuân đã không ngừng theo đuổi con đường nguyên liệu bền vững và tận dụng những công nghệ mới mang đến những tính năng như vải từ cà phê khử mùi, khô nhanh, vải từ vỏ hàu giúp chống từ trường, vải sen giúp tăng cường ion âm và collagen, vải tái chế từ chai nhựa hay luới đánh cá vải nano mang đến những sản phẩm mặc nhẹ, không nhăn, chống tia UVA va UVB, suit giặt máy nhanh khô…Để đạt được thành tựu như thế, Faslink luôn tuân thủ nguyên tắc làm việc sát sao cùng các phòng thí nghiệm, quản lí chặt chẽ nguồn sợi và các nhà máy dệt. Tất cả sản phẩm đầu ra đều đáp ứng các tiêu chí và đạt chứng chỉ về môi trường.

Tưởng nên nói vài dòng về THỜI TRANG NHANH. Thời trang nhanh còn là thuật ngữ dùng để mô tả quần áo giá rẻ nhưng phong cách được thay đổi nhanh chóng

Vào cuối những năm 1990 mua sắm quần áo dần trở thành một hình thức giải trí, một cách để thư giãn, xả stres. Những mẫu thời trang nhanh giá rẻ được sản xuất hàng loạt với chi phí thấp, cho phép người tiêu dùng sở hữu những sản phẩm hệt như những thiết kế được trình diễn trên sàn catwalk . Chúng đều được sản xuất nhanh nhất, rẻ nhất, hợp mốt nhất, bất chấp chất lượng kém, lỗi, mặc vài lần là hỏng, hoặc mua về chưa mặc lần nào đã vứt để chạy theo mốt mới. Bởi insight của một bộ phận người tiêu dùng, đặc biệt là người trẻ là muốn được mặc những sản phẩm có thiết kế hệt như thời trang cao cấp. Và tất nhiên, họ cũng không có ý định mặc nhiều lần, thậm chí trong nhiều năm. Và đó là lý do Fast Fashion luôn được lòng của đại bộ phận người tiêu dùng. Insight của một bộ phận người tiêu dùng là họ muốn được mặc những sản phẩm có thiết kế hệt như thời trang cao cấp với chi phí thấp.

Ngày nay, EU đang có nhiều nhận định về thời trang nhanh khá nghiêm khắc: Nó khuyến khích lối sống lãng phí, nên có tên khác là “thời trang dùng một lần”. Nhưng nguy hiểm hơn, thời trang nhanh góp phần rất lớn trong việc gây ô nhiễm môi trường, do vật liệu rẻ tiền (nên lãng phí chất liệu) và phương pháp sản xuất dễ dải, có khi cẩu thả. Nguyên liệu làm từ chất liệu tổng hợp có nguồn gốc dầu mỏ (hơn 60%). Vì vậy, khi bị loại bỏ, chúng sẽ trở thành những bãi rác cực kỳ lớn, có thể tồn tại trong vài thập kỉ. Thời trang nhanh cũng được xây dựng dựa trên điều kiện làm việc tồi tệ, trả lương thấp và có các hành vi lạm dụng, bóc lột sức lao động . Thời trang nhanh cũng bị chỉ trích nhiều vì lý do vi phạm các quy định về sở hữu trí tuệ.

VIỆT NAM TRƯỚC LỰA CHỌN KHÓ KHĂN VÀ CUỘC ĐUA CÔNG NGHỆ SỢI.

Việt Nam chúng ta có lịch sử ngành dệt lâu đời, kinh nghiệm nhà nghề lâu năm nhưng nay, lịch sử và bề dày kinh nghiệm không còn là bảo chứng duy nhất cho sự thành công của ngành dệt. Chúng ta hoàn toàn có thể bị thụt lùi thậm chí bị loại trừ nếu không bắt đầu dấn thân vào cuộc đua công nghệ này.

Lấy ví dụ ngành dệt của Ấn Độ: có nguồn nhân công rẻ, có nền văn hóa trồng bông lâu đời, nhưng không đầu tư công nghệ và chọn đứng ngoài cuộc chơi công nghệ sợi eco và sợi nhân tạo. Còn Nhật Bản và Trung Quốc lại biết theo thời thế, tiếp tục phát huy tối đa công nghệ mà họ đang có và liên tục chiếm lĩnh thị trường dệt may.

Và Việt Nam cũng không nằm ngoài guồng quay đó. Phú Xuân của Faslink nói suy nghĩ về tương lai nghề nghiệp rất rành mạch : “Ta có thể dễ dàng nhận thấy Việt Nam có rất nhiều tiềm năng, cơ hội để nâng tầm ngành dệt may nước nhà, thay vì chỉ là “nhà máy gia công” của thế giới. Nhưng để thoát ra thì các đơn vị dệt may lớn của nhà nước nên cởi mở hơn, chấp nhận rủi ro và chấp nhận lối đi mới là thử chuyển mình sang sản xuất ODM (Original Design Manufacturer) để tối ưu hóa tiềm lực thiết kế và năng lực sản xuất. Có như thế, Việt Nam mới có thể bảo vệ thị trường may mặc nội địa trước những thách thức toàn cầu hóa hiện nay như cách mà Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đang làm.”

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Blog tại WordPress.com.

Up ↑

%d người thích bài này: